Việc người dân xây hoặc lắp chuồng cọp ban công là do muốn tăng diện tích sử dụng và phòng chống trộm cắp, nhưng việc lắp đặt các chuồng cọp lại mang đến nhiều hệ lụy là phá vỡ kiến trúc, kết cấu xây dựng và rủi ro cao khi xảy ra hỏa hoạn. Chưa kể là nó còn làm mất mỹ quan đô thị nữa.
Trong thời gian qua, TP Hà Nội xảy ra năm vụ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Điển hình như vụ cháy tại số nhà 116B9 Kim Liên, ngõ 65 Phạm Ngọc Thạch (Đống Đa) làm 5 người thiệt mạng, 2 người bị thương; cháy xưởng may rộng 300m2 ở xã Hợp Thanh, Mỹ Đức khiến con trai chủ xưởng tử vong; cháy cửa hàng 3 tầng chuyên bán đồ điện tử ở quận Hoàng Mai khiến 4 người bị mắc kẹt trên tầng 2 nhưng may mắn được cứu thoát…
Vấn đề đặt ra là khi xảy ra cháy, tại sao những người bị nạn lại không kịp thoát ra? lối thoát của họ như thế nào? Thoát hiểm lối ban công có thuận lợi không?
Hà Nội có khoảng hơn 1.500 nhà chung cư cũ, được xây dựng từ năm 1954 đến 1994. Phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, có 66 tòa nhà tập thể lâu năm, chủ yếu cao 5 tầng. Hầu hết nhà có phần nhô ra rộng 2-15 m2, có khung sắt, người dân quen gọi là “chuồng cọp”.

Việc người dân xây hoặc lắp Chuồng cọp là do muốn tăng diện tích sử dụng và phòng chống trộm cắp, nhưng việc lắp đặt các chuồng cọp lại mang đến nhiều hệ lụy là phá vỡ kiến trúc, kết cấu xây dựng và rủi ro cao khi xảy ra hỏa hoạn. Chưa kể là nó còn làm mất mỹ quan đô thị nữa.
Sau hơn một năm chính quyền và các đoàn thể vận động, hướng dẫn, hơn 3.350 hộ đã mở lối thoát hiểm, còn trên 300 hộ phường sẽ tiếp tục vận động. Cao điểm thực hiện vào năm 2019-2020.
Thợ sắt đến mở lối thoát hiểm cho căn hộ trên tầng 3, nhà G…., số 27 Khuất Duy Tiến.

Tổ dân phố và cán bộ UBND phường cùng Công an phường vận động người dân mua thang, dây để thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn. Chi phí cho mỗi hộ 300.000-400.000 đồng.

Khu G1 phường Thanh Xuân Bắc có 70 hộ gia đình sau khi được tổ chức đoàn thể vận động cơ bản đều đồng thuận và đã hoàn thành 100% việc mở lối thoát hiểm.

Là chủ căn hộ ở tầng 3, bà M. H (nhà G… ngõ 27 Khuất Duy Tiến) cho biết gia đình đã được vận động từ hơn một tuần trước, nhưng do chưa sắp xếp được thời gian nên hôm nay mới làm.

Ở tầng dưới, bà N.T.T cho biết gia đình ở căn hộ này từ năm 1989. Lúc đầu nhà có 37 m2, khi con cái kết hôn, gia đình cơi nới, hàn lồng sắt để thêm diện tích sử dụng.

Gia đình bà là một trong những hộ dân đầu tiên mở lối thoát hiểm khi chính quyền vận động. Cả gia đình ba thế hệ nhà bà T đều biết các thao tác thoát hiểm qua lối mở ở lồng sắt, nắm rõ vị trí để chìa khóa mở cửa lồng. Bà còn sắm thêm dây thừng chịu tải lớn để dễ dàng đu xuống dưới.
Cách nhà Gvài km, gia đình ông L.X.T, 76 tuổi, ở tầng 3 nhà B… tập thể Giảng Võ, quận Ba Đình, mở cùng lúc 3 cửa thoát hiểm. “Gia đình có hai người ở nhưng mở nhiều cửa thoát hiểm để có vấn đề an ninh hay cháy nổ thì thành viên thuận tiện thoát ra”, vừa nói ông vừa mở cửa sổ cũng là cửa thoát hiểm bên cạnh bàn ăn.

Kích thước mỗi cửa thoát hiểm tùy thuộc vào kết cấu khung, thông thường sẽ vừa một người chui qua.
Địa bàn có 29 chung cư cũ với trên 700 “chuồng cọp”. Phường đã vận động và hơn 500 hộ tự giác mở lối thoát hiểm.
Ngoài lối thoát hiểm, tổ dân phố còn trang bị mỗi tầng 2 bình chữa cháy và vận động người dân mua thang dây, dây thoát hiểm.
Xem thêm bán nhà quận Thanh Xuân tại đây!